Sau 1 ngày còn khóc, khó ngủ vì lạ chỗ, hiện các trẻ được đưa từ Mái ấm Hoa Hồng đã dần hòa nhập với nơi ở mới; được ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ và vui chơi thoải mái
Bảo mẫu mái ấm Hoa Hồng thừa nhận hành hạ để 'trẻ sợ, không quấy'
Sáng 6-9, phóng viên Báo Người Lao Động đến thăm các bé được đưa từ Mái ấm Hoa Hồng về chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập thuộc sự quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM.
Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình (TP Thủ Đức) tiếp nhận 32 trẻ từ 1 đến 6 tuổi. Tại đây, 27 trẻ được bố trí ở phòng nhi đồng và 5 trẻ ở phòng thiếu niên (6 tuổi).
Các cô bảo mẫu chăm sóc trẻ được bố trí từ 3 người mỗi ca/phòng. Mỗi ngày sẽ có 2 ca thay phiên giữa các cô. Tại đây, các em được ăn uống, vui chơi trong căn phòng sạch sẽ, khang trang.
Những đứa trẻ được các bảo mẫu chăm sóc.
Khi ăn, các trẻ vào bàn ngồi ăn cùng bạn, với các t.rẻ chưa tự ăn được các bảo mẫu sẽ cho ăn.
Bữa sáng của các cháu tại Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình là cháo thịt băm và nước ép cam.
Các trẻ ở Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình ăn rất ngoan.
Do chăm sóc nhiều trẻ mới, chưa kịp thời nhớ hết, các bảo mẫu phải viết tên lên tay để nhận biết.
Bảo mẫu Lê Thị Bảo (SN 1970) cho biết mỗi ngày, các cháu có 3 bữa ăn, uống sữa và được vệ sinh kỹ lưỡng sau mỗi bữa ăn.
"Ban đầu rất khó khăn, các cháu vào ngày đầu khóc nhiều vì lạ người, lạ chỗ, khi ngủ dễ giật mình... Nhưng qua ngày thứ 2 này các cháu đã dần quen hơn. Chúng tôi cố gắng chăm sóc để các cháu thích nghi theo giờ ăn, giờ ngủ, giờ vui chơi cụ thể để đảm bảo sức khoẻ thể chất. Tiếp đó, quan tâm hỏi thăm các cháu để biết trạng thái tinh thần ra sao, chú ý món ăn, đồ uống có hợp với các cháu không để nhà bếp điều chỉnh phù hợp. Chúng tôi cũng giáo dục các cháu đơn giản như biết chào hỏi, biết cảm ơn, không giành đồ chơi..." - bà Bảo chia sẻ.
Sau khi ăn, các cháu được vệ sinh cơ bản rồi vào phòng vui chơi.
Phòng của 27 trẻ được sắp xếp gọn gàng.
Cũng tại đây, chúng tôi đến thăm phòng của 5 bé ở phòng thanh thiếu niên, được bố trí ở phòng cách ly. Lúc này, các bé đang vui chơi và có bảo mẫu túc trực.
"Hôm nay các cháu đã dần thích nghi với môi trường sống ở đây, nhưng vẫn cần có thời gian nhiều hơn để các cháu sinh hoạt, học tập theo nề nếp. Chúng tôi sẽ cố gắng chăm sóc và giáo dục tốt cho các bé" - một bảo mẫu chăm sóc các trẻ ở phòng thiếu niên nói.
Phòng của 5 trẻ được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.
Các cháu được vui chơi trong căn phòng khá thông thoáng.
Bà Nguyễn Thị Hồng Châu, Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình, cho biết các bé sau khi chuyển qua "ngôi nhà mới" vẫn còn nhiều bỡ ngỡ, nhưng ở độ tuổi này, các cháu sẽ nhanh chóng hòa nhập.
"Chúng tôi luôn ưu tiên, đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho các cháu, cụ thể: Đội ngũ y bác sĩ sẽ được bố trí, thăm khám và theo dõi mỗi ngày vì có nhiều bé bị trầy xước trên da; nhà bếp sẽ chuẩn bị các khẩu phần ăn phù hợp; các vấn đề về vệ sinh, vui chơi và đi ngủ các bảo mẫu sẽ thay nhau chăm sóc các bé theo từng ca làm" - Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình nói.
Trong khi đó, ở Làng Thiếu niên Thủ Đức tiếp nhận 37 trẻ, là các trẻ trên 6 tuổi. Ông Trần Hữu Nghị, Phó Giám đốc Làng Thiếu niên Thủ Đức, cho biết sau khi tiếp nhận nhóm trẻ, đơn vị đã cách ly riêng một khu vực gồm 2 phòng để phòng chống dịch bệnh theo đúng quy trình vì chưa có hồ sơ cá nhân đầy đủ thể hiện trẻ đã được tiêm chủng hay chưa.
"Trước mắt, cơ sở vật chất tại đơn vị đã tương đối hoàn thiện, chúng tôi đã huy động tổng lực các cô chăm sóc trẻ, có 6 người chia ra 2 phòng và cùng cách ly để tiện chăm sóc các trẻ. Chúng tôi cũng đã bố trí 2 bác sĩ, phối hợp y tế địa phương, bệnh viện để đảm bảo điều kiện chăm sóc tốt nhất cho trẻ mỗi ngày.Gần 2 ngày tiếp nhận, đêm đầu tiên các cháu còn lạ, còn khóc và ngủ không ngon. Nhưng hôm nay, các cháu ăn được, ngủ được và bắt đầu hoà nhập, vui chơi. Nhìn chung, các cháu thích nghi nhanh, không có dấu hiệu bất thường" - Phó Giám đốc Làng Thiếu niên Thủ Đức nói thêm.TinBắt tạm giam 2 bảo mẫu vụ hành hạ trẻ em ở mái ấm Hoa HồngTheo Người lao động