Thời gian quay trở lại 7 năm trước, năm 2015, Nozawa Kazuki, 24 tuổi, từ quê nhà nông thôn đến Tokyo làm việc, bắt đầu hòa nhập vào cuộc sống thành thị.
Ban đầu, Nozawa làm công việc dọn dẹp vệ sinh trong một khách sạn, song tiền lương kiếm được không đủ chi tiêu cuộc sống hằng ngày.
Đến đây, câu hỏi đặt ra: Một người làm việc trong một thành phố lớn, không đủ tiền chi tiêu, tại sao lại như vậy?
Chỉ có 3 giải pháp có thể lựa chọn:
Một, làm việc chăm chỉ để kiếm nhiều tiền hơn.
Hai, kiểm soát bản thân, tiêu tiền ít hơn.
Ba, tìm một người bạn sống chung, giảm chi phí sinh hoạt.
Và Nozawa muốn thực hiện toàn bộ 3 lựa chọn này!
Một ngày nọ, Nozawa gặp “tình yêu đích thực” của mình trên đường. Đó chính là một siêu thị bán sỉ.
Kiểu siêu thị này ban đầu chỉ cung cấp sản phẩm cho nhà hàng, khách sạn và các chuỗi kinh doanh khác, nhưng bây giờ hơn 90% khách hàng là người dân đơn lẻ bình thường.
Sản phẩm trong siêu thị này vô cùng phong phú, bán hàng dựa theo nguyên tắc lấy số lượng làm lời, mua càng nhiều thì càng kinh tế.
Nozawa đã bị sốc! Điều này cũng dễ hiểu vì chắc hẳn không ít người cũng “đứng hình” trước bao khoai tây chiên cao bằng một người đứng thẳng, túi rong biển cao nửa người, túi khoai tây chiên những tưởng ăn không bao giờ hết...
Giống như nước ép cà chua yêu thích của người Nhật, túi 100ml bán trong cửa hàng tiện lợi có giá 100 yên (hơn 16 nghìn đồng). Nhưng trong siêu thị bán sỉ này, chai nước ép cà chua siêu lớn 1000ml cũng có giá 100 yên.
Nozawa đã “yêu” luôn một cửa hàng siêu thị tên Kobe.
Nozawa bắt đầu điên cuồng “rải tiền” trong các siêu thị bán sỉ. Ban đầu, cô chỉ dám mua thực phẩm giá rẻ.
Mì udon, mì kiều mạch lúc nào cũng cần có sẵn ở nhà, 1 gói vừa đủ một bữa, 19 yên (hơn 3 nghìn đồng).
Kể từ đó, món ăn chính của Nozawa là mì kiều mạch, nếu đói thì thêm chút rau tẩm bột chiên.
Đôi khi chán ăn mì kiều mạch, cô gái nấu món mì udon bơ để thay đổi khẩu vị, hoặc súp miso cho phong phú.
Cơm cà ri 15 phút, 55 yên một gói (hơn 9 nghìn đồng), sản xuất trong nước Nhật Bản, bằng một nửa giá thị trường! Bên trong có thịt bò hầm, hành tây, sốt cà chua và 3 loại trái cây, hoàn toàn không cần cắt gọt. Chỉ cần đổ hết nguyên liệu vào nồi, 15 phút là có ngay đĩa cơm cà ri ngon miệng.
Một gói salad khoai tây đầy đủ 2kg, chỉ có 370 yên (hơn 61 nghìn đồng)!
Nozawa cho biết, túi khoai tây này có thể dùng làm đồ ăn vặt sau bữa ăn chính, vừa ăn vừa xem phim mới đúng bài.
Nhưng loại salad khoai tây này không thể được đông lạnh, vì vậy nên dùng hết cho bữa tiệc sau khi mở túi.
Bạn có thể thắc mắc có lẽ cô gái này tiết kiệm đến mức “cai” luôn ăn thịt. Nhưng bạn đã sai lầm!
Thịt hamburger đóng gói riêng biệt, 1 miếng 95 yên (hơn 15 nghìn đồng). Thịt hamburger này có 2 vị, một loại nước sốt Nhật, một loại sốt cà chua phô mai, vừa rẻ vừa ngon.
Song, Nozawa cảm thấy có gì đó không đúng: “Nếu đồ siêu thị bán sỉ như vậy, tại sao mọi người còn đi siêu thị khác mua thức ăn?”.
Thì ra, thực phẩm trong siêu thị này được đóng gói với số lượng lớn, giá rẻ, nhưng nếu ăn không hết lại vứt bỏ thì càng lãng phí.
Làm thế nào để mua thực phẩm vừa đủ lượng vừa rẻ cũng là một vấn đề khó khăn.
Thế là Nozawa đã tính toán từng chút một. Cô lên kế hoạch kết hợp các loại thực phẩm nấu thành món ăn trong 2 tuần liền, chẳng hạn như vài cân rau bó xôi với vài cân thịt bò, bao nhiêu bánh với bao nhiêu sữa.
Sau đó, trong một cơ hội bất ngờ, Nozawa được đài truyền hình TBS mời tham gia chương trình.
Người dẫn chương trình: "Nozawa, tại sao bạn thích siêu thị bán sỉ đến vậy? Nó có điều gì hay ho?”.
Nozawa: “Thứ nhất, vừa rẻ lại vừa nhiều”.
"Thứ hai, có sản phẩm thật sự rất cá tính, các anh không thể nào tưởng tượng được, hộp sữa 1 lít có thể đựng pudding, thạch…”.
Ở đây, Nozawa đang giới thiệu với mọi người rằng khi mua thực phẩm với khối lượng lớn, chúng ta có thể tận dụng bao bì của chúng để làm những việc khác.
“Điểm thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất! Nhiều loại thực phẩm được đông lạnh và chỉ cần đun nóng trong lò vi sóng hoặc đun sôi là có thể ăn ngay”.
Bởi vì là đông lạnh nên có thể được dự trữ trong thời gian dài và thực sự phù hợp với những người độc thân hoặc bận rộn!
Sau khi chương trình phát sóng, Nozawa đã nổi tiếng, thu hút lượng fan hâm mộ đông đảo.
Rất nhiều bà nội trợ cảm thấy mua ăn không hết,nên không dám đi siêu thị bán sỉ để “quét hàng”. Nhưng sau khi nghe những lời của Nozawa, họ đã có cái nhìn mới trong bí quyết tiết kiệm.
Hiện tại, một ngày của Nozawa như sau: Thức dậy, đi làm, đi siêu thị mua đồ, ăn cơm tối mẹ nấu, ngủ.
Được biết, mẹ của Nozawa là quản lý quán rượu.
Giống như các bà mẹ khác, mẹ của Nozawa luôn thúc giục con gái kết hôn. Nhưng Nozawa lại dí dỏm nói: "Nếu luật pháp cho phép một người kết hôn với công ty, con sẽ cưới luôn một siêu thị bán sỉ".
Thực sự, Ono không phải là một trò đùa. Thích đến cực điểm, liền muốn có được đối phương.
"Mỗi lần đi đến một siêu thị bán sỉ, tôi luôn cảm thấy rất hạnh phúc và tự do tự tại. Thứ tình cảm này có lẽ đã phát triển thành tình yêu".
Năm 2017, Nozawa đã huy động được vốn, trực tiếp mua cổ phần của chuỗi siêu thị Kobe, trở thành cổ đông của 800 cửa hàng.
Vừa tiết kiệm vừa là bà chủ, chỉ 1-2 năm sau, Nozawa đã có thể mua cho mình một căn nhà.
Bây giờ, tiết kiệm tiền, hướng dẫn mọi người cùng nhau tiết kiệm, không chỉ là niềm vui đối với Nozawa, mà còn trở thành sự nghiệp.
"Tìm kiếm thực phẩm giá rẻ và chia sẻ chúng với mọi người, đó là điều vô cùng thú vị và tôi sẽ không bao giờ dừng lại".
Nguồn: Zhihu